𝐶𝑎̂̉𝑚 𝑛𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑐 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑏𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑢̛̀ 𝑐𝑢̉ 𝑠𝑎̆́𝑛

Caromi _ củ sắn

90% số người được hỏi trả lời sai câu này…

𝐓𝐫𝐚̆́𝐜 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐯𝐮𝐢: theo bạn từ củ sắn có thể mần được bao nhiêu loại bột?

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

Liệu bạn có thuộc 10% còn lại? Lựa và comment câu trả lời trước. Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay đây.

Sắn là cây lương thực quan trọng thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Lúa và Ngô, không kén đất trồng nên được canh tác rải rác khắp từ Bắc chí Nam. Củ sắn được bao bọc bởi lớp vỏ lụa màu nâu mỏng, kế đến là lớp vỏ gỗ và trong cùng mới là phần thịt sắn có giá trị sử dụng cao.

Với ngành chăn nuôi truyền thống, sắn cả vỏ sẽ được xử lý sơ bằng cách cắt khoanh, phơi khô bỏ bịch, khi cần dùng đến sẽ đem nghiền thành bột – hay còn gọi là 𝒄𝒂́𝒎, có mùi hơi hăng nhẹ, dùng cho chăn nuôi.

Ở một mức độ cao hơn, củ sắn sẽ được lột sạch vỏ và xử lý kỹ càng. Được cắt khúc/khoanh hoặc nạo và phơi khô và nghiền bột – gọi là 𝒃𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒂̆́𝒏. Loại bột có màu trắng hơi vàng, mùi sắn đặc trưng và chứa nhiều xơ tốt, nên được dùng làm thực phẩm là chủ yếu. Nhà #Caromi sử dụng loại bột này để làm Phở và Bánh tráng vì nó tốt và an lành hơn cả 💚

Tại các vùng nông thôn, người nông dân thu hoạch sắn cạo vỏ sạch sẽ, mài mịn vào thau nước to, sau dùng vải dày bọc lại và lọc lấy phần nước để lắng bột ở dưới. Chắt nước người ta sẽ lấy được phần bột gọi là 𝒃𝒐̣̂𝒕 𝒍𝒐̣𝒄 ướt. Phơi khô sẽ thành bột lọc khô – đây được coi là cách lấy tinh bột sắn truyền thống. Bột có màu trắng, mùi thơm nhẹ và không còn chất xơ, được dùng để nấu ăn, làm các loại bánh như bánh bột lọc,…

Một vài hộ gia đình lai có cách chế biến củ sắn khá độc đáo, đó là ngâm cả củ sắn đã lột vỏ vào nước trong nhiều ngày liền cho xác củ sắn nát rục, đem xay nhuyễn bằng cối đá cho rồi rây lọc lại vừa phải để bột có được một xíu chất sơ, chắt lọc ít lần sẽ đem đi sử dụng. 𝑳𝒐𝒂̣𝒊 𝒃𝒐̣̂𝒕 này không để được lâu, các mẹ hay đem đi tráng bánh tráng sắn kiểu truyền thống, đem phơi khô tích ăn dần.

Cuối cùng và phổ biến hơn cả mà hầu như tất cả các món bánh kẹo, tương cà, xốt, bún mì phở bạn ăn hằng ngày đều có – 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒃𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒂̆́𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒕𝒊́𝒏𝒉 (tên tiếng anh modified starch), hay chính là #Bột_năng thường thấy. Được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy lớn, tinh bột biến tính là loại loại tinh bột đã bị biến đổi cấu trúc thông qua 1 trong 3 phương pháp vật lý , hóa học hay thủy phân bằng enzime (hóa sinh). Vật lý gồm 3 phương pháp chính là hồ hóa trước, bức xạ và xử lý nhiệt. Trong khi Hóa học cho phép phản ứng với các chất hóa học như anhydrid axetic/axit vô cơ/kiềm vô cơ,…Phương pháp thứ ba được sử dụng là thủy phân tinh bột bằng enzyme. Tất cả nhằm đáp ứng các yêu cầu hóa lý như độ tan, độ trương nở, độ thấm hút, độ dẻo, và độ nhớt. Tinh bột biến tính hầu như không còn mấy giá trị dinh dưỡng, không chứa chất xơ, nhưng độ kết dính và độ sánh khá tốt nên được ứng dụng không chỉ trong chế biến thực phẩm, còn cả xây dựng, dệt may, giấy, mỹ phẩm và khai khoáng nữa.

Vậy là từ củ sắn người ta có thể tạo ra 5 loại bột khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong đó tinh bột biến tính (bột năng) là phổ biến hơn cả. Bột sắn chứa nhiều sơ và khoáng chất có giá trị dinh dưỡng tốt nhất nhưng hiện mới được sử dụng một phần. Tại Caromi chúng tôi luôn dùng loại bột sắn chất lượng nhất và tạo ra những tấm bánh, vỉ phở ngon lành sạch sẽ đặc trưng của xứ Quảng.

Categories: Blog