Bệnh Celiac

Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, không cho phép cơ thể hấp thu gluten. Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Bệnh dị ứng này ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày.

Gluten là gì?

Gluten là hỗn hợp gồm 2 protein là gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch giúp tạo nên những mẻ bột dẻo và sánh để làm bánh.  Các chất này liên kết với tinh bột mang lại độ dẻo cho bột làm bánh. Bột này khi trộn với đường và chất lên men, khí CO2 sẽ làm bột bánh phồng lên. Quá trình nướng làm gluten kết tụ và cố định hình dạng cuối cùng của bánh.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Celiac là gì?

Những triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac bao gồm: tiêu chảy, kèm theo phân xám ở dạng lỏng hay hơi lỏng, thường có mùi hôi, và trông như có dầu và có bọt; sụt cân; chậm lớn và phát triển (ở trẻ nhỏ); thường xuyên đầy hơi; phình bụng hoặc đau bụng; loét miệng; mệt mỏi; yếu người; xanh xao; phát ban hay chuột rút ở cơ.

Dấu hiệu bệnh Celiac - Không dung nạp gluten
Dấu hiệu bệnh Celiac – Không dung nạp gluten

Người lớn mắc bệnh Celiac thường ít triệu chứng hơn trẻ em, do đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra thiếu máu bất thường. Một biểu hiện khác hiếm gặp của bệnh Celiac là mụn rộp.

Dị ứng với gluten là nguyên nhân chính gây ra bệnh Celiac. Khi người bệnh ăn thức ăn có chứa gluten, hệ thống miễn dịch của họ sẽ tấn công và gây tổn thương những mô lót trong ruột non. Ruột non không thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng và người bệnh có thể trở nên suy dinh dưỡng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac?

Bệnh không dung nạp gluten có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào. Tuy nhiên, nó thường có xu hướng phổ biến hơn ở các đối tượng:

  • Có thành viên trong gia đình bị bệnh Celiac hoặc bệnh Herpes
  • Triệu chứng Down hoặc Turner
  • Bệnh tuyến giáp tự miễn dịch
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Triệu chứng Sjogren
  • Viêm đại tràng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh không dung nạp gluten?

Thực ra, bệnh Celiac không thể chữa trị được nhưng có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống không gluten. Hãy tránh xa những loại ngũ cốc bao gồm úa mạch, lúa mì, yến mạch. Đừng quên lưu ý các thành phần có trong thực phẩm khi mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị. Với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chứa gluten, bệnh nhân Celiac hoàn toàn an tâm tận hưởng cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh không gluten là chìa khóa chống lại bệnh Celiac
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh không gluten là chìa khóa chống lại bệnh Celiac

Một lưu ý nhỏ khi tiêu thụ các sản phẩm mì phở là hãy nắm chắc các thành phần cấu thành nên nó. Phở sắn có thể là lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhân celiac khi ăn mì. Đơn giản bởi loại phở này được làm từ sắn củ, không gluten, nhưng cũng không có chất bảo quản, phụ gia nào khác. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng chất dinh dưỡng và dùng thuốc để kiểm soát dị ứng.

Theo: hellobacsi.com

Categories: Blog