Giải ngố về chỉ số đường huyết GI

Chỉ số đường huyết GI
Có thể bạn chưa biết! Cứ mỗi 6 giây lại có 1 người chết vì bệnh tiểu đường. Căn bệnh này trở thành gánh nặng của hàng triệu người bởi những biến chứng nguy hiểm của nó mang lại. Để phòng ngừa và chữa trị bệnh đái tháo đường thì chỉ sốđường huyết GI là cực kỳ quan trọng. Vậy GI là gì? hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về chỉ số này nhé!

Vậy chỉ số đường huyết GI là gì?

Chỉ số đường huyết chính là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO (75)2.

Chế độ ăn uống nào cho người bị đái tháo đường?

Khi nhắc đến chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), điều quan trọng nhất là một chế độ dinh dưỡng cân bằng để vừa giúp ổn định lượng đường trong máu và vừa đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể hoạt động, giúp ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Châu Âu (EASD), chế độ ăn cho người đái tháo đường nên bao gồm 45-60% chất bột đường trong đó nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn 55 và giàu chất xơ, 10-20% chất đạm như thịt, cá và trứng và 25-35% chất béo!

Chọn thực phẩm khoa học

Điều quan trọng mà người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cần lưu ý là khi lựa chọn thực phẩm thuộc nhóm bột đường, cần ưu tiên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (dưới 55) chứ không phải cắt bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này. Các loại thức ăn nào khi ăn vào cơ thể sản xuất ra lượng đường (glucose) khác nhau, nghĩa là chỉ số đường huyết khác nhau, ví dụ như cơm sẽ làm tăng đường huyết cao hơn bánh mì. Làm thế nào để biết loại thức ăn nào làm tăng đường huyết ở mức độ ra sao? Chỉ số đường huyết của thức ăn sẽ cho bạn biết điều đó.

 

Bảng thực phẩm và chỉ số đường huyết GI tương ứng

Một điểm cộng nữa khi chọn thức ăn dựa trên chỉ số GI, theo khuyến cáo từ Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ 3, chính là bạn có thể cân bằng chế độ ăn của mình bằng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ ) với nhau. Hoặc đơn giản là chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp như sắn (khoai mì).

Kết luận

Không chỉ trong điều trị, ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp còn có thể phòng ngừa tiểu đường. Dùng thực phẩm chuyên biệt được làm hoàn toàn từ khoai mì của Caromi sẽ rất hữu ích. Chúc bạn chọn được cho mình những thực phẩm phù hợp với khẩu vị! áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng để kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường

Theo: glucerna.com.vn và anninhthudo.vn

Categories: Blog