Cách dễ dàng loại bỏ chất độc HCN trong sắn

Theo các chuyên gia thực phẩm, trong củ sắn tàu có axit HCN. Đây là axit có thể gây ngộ độc. Liều gây ngộ độc đối với người lớn là 20mg HCN, và gây chết người là 50mg HCN. Do vậy, nếu ăn sắn không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thậm chí tử vong.

Ngộ độc sắn nguy hiểm như thế nào?

Các giống sắn ngọt chứa trong 1kg củ tươi 20-30mg HCN. Trong khi giống sắn đắng có tới 60–150 mg/kg củ tươi.

Ngộ độc sắn

Trong 1 dịp lễ chị Nguyễn Thị Hà (34 tuổi) có về nhà người quen chơi. Lên đồi đào được ít củ sắn, chị Hà mang xuống nướng ăn luôn, sắn lại vừa đào xong nên rất ngon. Chị Hà ăn no sắn nướng vì rất lâu mới được ăn lại món này.

Sau ăn khoảng 4 tiếng, chị Hà bắt đầu có hiện tượng buồn nôn, đau bụng, chóng mặt. Cả nhà không biết chị bị làm sao, trong vòng 1 tiếng chị nôn tới chục lần. Những người khác cùng ăn cơm tối không ai bị chỉ riêng chị. Lúc này, chị Hà mới kể chiều đào được củ sắn nướng và ăn.

Nghi ngộ độc sắn, gia đình đưa chị vào bệnh viện cấp cứu và bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và món chính là sắn tàu. Lúc này, chị Hà mới biết “hiền như củ sắn” cũng có thể gây chết người nếu ăn khi đói và chưa loại bỏ được độc tố ra khỏi củ sắn.

Theo nghi nhận…

Nhiều năm trước, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã đưa ra cảnh báo ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tai nạn này chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn. Ngộ độc sắn hay miền nam gọi là khoai mì thường gặp ở trẻ, do các em tự ý đào củ đem nướng ăn hoặc do người lớn luộc cho, nhưng tất cả đều ăn nhiều vào lúc đói. Thời gian nhập viện trung bình sau ngộ độc là 11 giờ, sớm nhất 7 giờ và chậm nhất là 16 giờ.

Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn loại lương thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, nôn, tiêu chảy, đau bụng, một vài trường hợp có rối loạn thần kinh như biểu hiện nhức đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong, có trường hợp bị sốt, ho… Một số ít trường hợp ngộ độc sắn có biểu hiện của rối loạn nhịp tim.

Độc tố trong sắn ở có mặt ở đâu?

Trong củ sắn, lá sắn có chứa một lượng là axit cyanhydric viết tắt là HCN. Đây là loại axit sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở…

Hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau phụ thuộc vào giống sắn. Săn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc. Bởi chúng chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn rất dễ bị ngộ độc.

Cách loại bỏ chất độc trong sắn

HCN trong sắn nghe có vẻ rất nguy hiểm, nhưng may thay loại bỏ chất này khá dễ dàng. HCN là axit dễ bay hơi và hòa tan trong nước. Có một đều thú vị là mà không phải ai cũng biết. Đó là từ nhiệt độ 25,6’C axit HCN có thể bay hơi. Điều đó có nghĩa nước thường cũng có thể giảm lượng HCN trong sắn.

Sau đây là cách thông dụng và hiệu quả bà con vẫn áp dụng để an toàn hóa củ sắn. Bỏ 2 đầu củ vì đây là nơi chứa nhiều nhựa nhất. Bóc vỏ lớp vỏ lụa và vỏ gỗ bên ngoài, rửa thật sạch và ngâm nước. Có thể được thì ngâm càng lâu càng tốt. Khi luộc chín kỹ, nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi đi hết. Một mẹo nhỏ là có thể bỏ đường hoặc một vài đoạn mía ngắn vào khi luộc để trung hòa axit.

Một số lưu ý

Khi ăn sắn, không nên ăn các loại sắn cao sản, sắn đắng những loại sắn cây thấp, cuống lá màu đỏ, nhiều đốt vì loại sắn này chứa hàm lượng HCN rất lớn. Nếu khi ăn mà bạn thấy có vị đắng thì tốt nhất là không nên ăn tiếp. Để đề phòng, nên chọn trồng loại sắn ít độc, không trồng sắn gần cây xoan…

Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay không để lâu.  Khi không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cát. Các chuyên gia khuyên nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn sắn vào lúc đói hoặc tối. Vì thời điểm đó rất khó phát hiện ra dấu hiệu ngộ độc HCN.

Kết luận

Hiểu và sử dụng củ sắn (khoai mì) đúng cách sẽ tạo ra thực phẩm ngon an toàn. Trong số đó không thể không nhắc tới món phở sắn (bún lưới, bún võng, mành mành) độc đáo. Món ăn nức tiếng khắp Quế Sơn này đang dần chinh phục thực khách khắp cả nước. Bạn đã thử chưa?

 

Categories: Blog