Ăn khoai mỳ dễ bị mập?

Đã qua rồi những năm tháng thiếu thốn. Cơm độn sắn đã không còn là món thường thấy trên mâm cơm gia đình. Ngày nay khoai mỳ trở thành món ăn vặt được yêu thích. Nhưng liệu khoai mì có thực sự tốt không và ăn nhiều có mập không?

Khoai mỳ (sắn) là thực phẩm khá phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của người Việt. Sắn là loại củ đậu có danh pháp hai phần: Manihot esculenta. Đây là một trong những loại cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Về mặt lịch sử, cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào cuối thế kỷ 16. Ở châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 sau đó, khoai mì được trồng nhiều ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18. Riêng ở nước ta, phải đến giữa thế kỷ 18 cây sắn mới được du nhập vào và nhanh chóng trở thành một trong những loại cây lương trọng yếu suốt một thời gian dài. Khoai mỳ hiện được trồng ở nước ta với mục đích chính là làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm chế biến bánh kẹo, sản xuất nhiên liệu tự nhiên. Các vùng trồng sắn nhiều nhất là ở những vùng đồi núi như Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Nam Bộ.

Về mặt dinh dưỡng, trong khoai mì có chứa tinh bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin A, vitamin C, năng lượng. Trong 100g khoai mỳ chín có chứa 16 mg canxi, 21 mg magiê, 271 mg kali, 27 mg phốt pho, 0,4 mg mangan và một lượng lớn Cars phức. Nó cũng có 14 mg natri, 0,3 mg kẽm và 0,3 mg sắt và hầu như không chứa chất béo.

Vậy ăn nhiều khoai mỳ có bị mập không? Những thành phần dinh dưỡng nêu trên của khoai mì cho chúng ta thấy rằng, đây là một thực phẩm giàu chất khoáng. Hiển nhiên ăn khoai mỳ lại không hề gây béo mập như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, củ sắn còn chứa một lượng cao chất xơ giúp bạn giảm cân vì nó thúc đẩy cảm giác no lâu dài, ít có cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.Với hàm lượng Carbohydrates dồi dào, khoai mì sẽ cân bằng năng lượng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho quá trình vận động, các carbohydrate chuyển đổi thành glucose trong cơ thể của bạn, sau đó được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ trong các cơ thể, ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo không gây nên hiện tượng thừa cân, béo phì.

Hướng dẫn sử dụng:

– Sơ chế: Chọn củ sắn tươi, không mốc, cắt khúc, bóc bỏ lớp vỏ trắng và ngâm vào nước tức thì để loại bỏ nhựa rồi rửa sạch. Ngâm vào nước vo gạo thì tuyệt nhất.
– Cách nấu: Có thể luộc hoặc nướng sắn. Nếu là luộc, phải luộc thật chín kỹ, có thể thay nước2-3 để loại bỏ độc. Khi luộc không nên đậy nắp nồi để các độc tố trong sắn có thể bay hơi.
– Ăn sắn: Chấm với đường, mật hoặc dưới nước cốt dừa lên, rồi rắc ít vừng rang lên rồi thưởng thức.

Lưu ý:

– Không nên ăn sống sắn tươi vì có thể gây ngộ độc
– Không khuyến khích ăn các loại sắn đắng, sắn cao sản làm thức ăn chăn nuôi
– Bà bầu, phụ nữ mới sinh nên hạn chế ăn sắn.

Trên đây Caromi đã trả lời cho câu hỏi: Ăn khoai mì có tốt không, ăn nhiều có mập không? Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc mình và người thân tốt hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

 

 

Categories: Blog