Những năm gần đây Phở sắn nổi lên như một hiện tượng lạ trong và ngoài tỉnh. Những tấm phở hình lưới kỳ lạ chỉ cần ngâm không cần nấu khiến nhiều người vô cùng thích thú. Thế nhưng phở sắn từ đâu mà có? Cách dùng như thế nào mà được nhiều người sắn đón đến vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể ngay dưới đây
Sơ lược về phở sắn
Phở sắn (hay còn có tên gọi khác là Bún sắn, Bún lưới, Phở lưới,…) là một thức quà nức tiếng của Quảng Nam. Khách với tất cả các loại bún phở thông thường, loại phở độc đáo này được làm hoàn toàn từ củ sắn (khoai mì). Sợi phở có hình mắt lưới, màu vàng đậm mùi thơm dịu và chỉ cần đem ngâm nước trước khi ăn.
Địa danh
Không nơi đâu trên dải đất hình chữ S này lại có loại phở kì lạ đến thế. Năm 2013 đánh dấu chính thức sự ra đời của Làng Nghề Phở Sắn Đông Phú, thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trước đó người dân nơi đây vẫn làm theo hình thức thủ công cả mấy chục năm. Tại Thuận An – thủ phủ Phở sắn – thời điểm hưng thịnh nhất có tới 55 hộ cùng tham gia sản xuất phở sắn. Tiếng cười, tiếng nói rổn rảng khắp đầu thôn cuối xóm!
Ngược dòng lịch sử
Để trả lời cho câu hỏi “Phở sắn có từ bao giờ” có lẽ chúng ta cần lội ngược dòng thời gian về những năm đầu thế kỷ 20. Theo ghi chép…
Tài liệu do Hội Folklore thuộc Viện Viễn đông Bác cổ Pháp điều tra năm 1927 điều tra tại Quảng Nam ở làng Cang Đông, làng Gia Cát và làng Lộc Thượng, Tổng Thuận An, Huyện Quế Sơn (nay thuộc thôn Thuận An, thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn) có ghi rõ nơi đây có nghề trồng sắn, người dân chế biến bún/phở sắn đem bán khắp nơi trong tỉnh (Tài liệu viết bằng chữ Hán, chữ Pháp hiện lưu trữ tại Trung tâm Khoa học Xã hội (Viện hàm lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Đồng thời, trong tài liệu “Quảng Nam xã chí” được lưu trữ tại Viện Hán Nôm Tài liệu bao gồm các bản điều tra năm 1931 theo 11 đề mục về địa chí làng xã, di sản Hán Nôm, phong tục, điền thổ, thờ cúng, đình làng, sắc phong, lễ hội, cổ tích, địa đồ ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trong tài liệu này, ở mục “Công nghệ và thổ sản” ở Tổng Thuận An và Tổng Xuân Phú có viết “Người dân đã chế biến sắn để làm thành bún sắn, các thương lái lên đây mua về đem đi bán ở các chợ” (Tài liệu chép tay – Ký hiệu AJ 23/1 đến AJ 23/8 – Lưu trữ tại Thư viện. Nghiên Cứu Lịch Sử: Tôn Thất Hướng).
Chưa có một con số chính xác, nhưng có thể khẳng định nghề làm Phở sắn niên đại trên dưới 100 năm. Trải qua năm tháng chiến tranh đói kém nghề này đã dần mai một. Mãi cho tới năm 1996, gia đình ông Dương Ngọc Xinh bắt đầu làm lại phở sắn. Các hộ trong làng cũng dần học tập làm theo, từ từ mà hình thành nên làng nghề Phở sắn của ngày nay.
Còn tiếp