Khám phá lịch sử và hương vị độc đáo của phở sắn – món ăn dân dã làm từ củ khoai mì, gắn liền với ký ức tuổi thơ và văn hóa ẩm thực miền Trung Việt Nam.
Phở sắn – ký ức dịu dàng từ làng quê
Trong những buổi sáng se lạnh, bên bếp lửa đỏ rực, mùi thơm dịu của phở sắn len lỏi vào không gian, đánh thức ký ức về một thời bình dị và ấm áp. Không rực rỡ như các món ăn cao lương mỹ vị, phở sắn lại có sức hút riêng – mộc mạc, đậm đà và đầy hoài niệm.
Món ăn tưởng như đơn sơ ấy lại mang trong mình một câu chuyện lịch sử đầy giá trị, bắt nguồn từ những vùng đất nghèo khó, nơi người dân phải dựa vào củ khoai mì để chống chọi với thời gian thiếu lương thực.

Nguồn gốc của phở sắn – từ khốn khó đến tinh tế
Phở sắn là một sản phẩm đặc trưng xuất phát từ vùng đất Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam, nơi đất đai khô cằn nhưng đầy tình người. Vào những năm tháng chiến tranh và sau đó là thời kỳ bao cấp, gạo trở nên khan hiếm. Với địa thế trung du miền núi, đất đai khô cằn không mấy thích hợp cho cây lúa nước. Người nông dân khai khẩn và dùng sắn (cây ưa khô) để trồng trọt. Sau vụ mùa thu hoạch nông dân đã tìm cách biến củ sắn (khoai mì) – loại lương thực dễ trồng – thành những sợi phở mỏng, trắng ngà, để thay thế cho phở gạo.
Ban đầu, phở sắn được làm thủ công, từng sợi được dệt nên bởi bàn tay của những người mẹ, người bà tảo tần. Dần dần, món ăn ấy không chỉ là “phở của những ngày thiếu thốn”, mà đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của miền đất nắng gió.

Cách làm phở sắn truyền thống – từ củ sắn đến sợi phở
Quy trình làm phở sắn đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu. Những củ sắn sau khi tuyển chọn sẽ được gọt vỏ ngâm nước sạch để loại bỏ độc tố tự nhiên. Sau đó chúng sẽ được đem phơi khô dưới nắng mặt trời, đặng nghiền thành bột mịn. Người lão làng trong nghề làm phở sẽ đem bột ngâm và chắt lọc nhiều lần đến khi đạt thì đem nấu chín thơm trên củi bếp. Đợi khi bột hồ keo lại được đánh thêm cho thật nhuyễn rồi mới đem đi đan sợi. Những vỉ phở tươi mới nằm hong mình dưới nắng mặt trời tự nhiên cho khô giòn là có thể thu hoạch. Kết quả là những sợi phở sắn dẻo dai, nhẹ tênh, mang theo tinh hoa từ đất trời và bàn tay cần cù của người làm.
Phở sắn trong văn hóa ẩm thực địa phương
Không giống phở bò Hà Nội hay phở khô Gia Lai, phở sắn gắn với những bữa cơm thường nhật. Người dân quê chế biến phở sắn theo nhiều cách:

- Phở sắn cá lóc đồng ăn kèm thân chuối cây non xắt mỏng giòn xựt xựt. Phở bùi dai, nước nhưn cá lóc đồng thơm ngọt hòa quện ăn một miếng là nhớ mãi thôi.
- Phở sắn trộn tôm thịt, thân rau muống chẻ, rắc ít đậu phộng rang dã dập thì không có món ngon nào sánh bằng. Càng ăn càng nghiền, dùng nhậu lai rai hợp lý hết sức
- Phở sắn ăn chay thanh mát thơm ngon
Ngày nay, phở sắn không còn chỉ là món ăn “thay thế” mà đã trở thành đặc sản quý, thường xuyên có mặt trong các hội chợ ẩm thực, tour du lịch nông thôn và chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Dinh dưỡng trong phở sắn – nhẹ nhàng mà bổ dưỡng
Phở sắn là món ăn lành tính, dễ tiêu hóa và phù hợp với nhiều chế độ ăn kiêng:
- Giàu carbohydrate tự nhiên, cung cấp năng lượng ổn định
- Không chứa gluten, thích hợp cho người ăn chay hoặc dị ứng gluten
- Ít chất béo và cholesterol
Ngoài ra, phở sắn còn là lựa chọn tốt cho người cao tuổi hoặc trẻ em nhờ tính mát, dễ tiêu, không gây đầy bụng.
Gìn giữ hương vị quê hương qua từng sợi phở sắn
Phở sắn không chỉ là một món ăn – nó là một phần ký ức, một biểu tượng của sự chịu thương chịu khó và sáng tạo của người Việt. Trong xu hướng quay về với thực phẩm tự nhiên và truyền thống, phở sắn đã và đang được hồi sinh mạnh mẽ, mang theo cả hương vị lẫn giá trị văn hóa.

Kết luận
Trong từng sợi phở sắn mảnh mai là cả một câu chuyện dài – từ củ sắn dân dã. Qua bàn tay con người, trở thành một biểu tượng ẩm thực độc đáo. Nếu có dịp ghé thăm miền Trung, đừng quên thưởng thức phở sắn – món quà mộc mạc mà đậm tình này nhé!