Năm 2020 mở đầu bằng tin không mấy khả quan về đại dịch bi ẩn mang tên Covid. Biên giới các nước hầu hết đều bị đóng cửa, giao thương ngừng trệ. Không biết bao nhiêu tấn sắn ùn ứ nằm chất đống ở nhà máy, ở cửa khẩu. Lời giải nào cho những củ sắn? Cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu nhé!
Tây Nguyên – vùng đất của nắng và gió. Ngoài cao su, tiêu, điều, cà phê thì sắn cũng là một “đặc sản” đặc trưng của vùng đất này. Khác với các vùng trồng sắn trên cả nước, sắn Tây Nguyên thường được trồng và lớn lên hoàn toàn tự nhiên. Được canh tác và chăm bón bởi những người dân tộc thiểu số cần cù, chăm chỉ. Củ sắn thường to, mập và giàu chất bột. Mùa thu hoạch thường rơi vào từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Sắn được trồng mùa nối tiếp mùa, vụ nối tiếp vụ như thế. Mọi năm phần lớn sản lượng sắn đã thu hoạch và xuất đi hết vào thời điểm này. Nhưng năm nay thì khác. Sắn tồn, ứ đọng không xuất đi được. Những gương mặt cháy nắng khắc khổ ánh lên nét buồn. Rồi năm nay lấy gì để ăn?
Dù không có chỉ thị của nhà nước, nhưng những nhà máy tại Việt Nam cũng đã gồng mình lên để tiêu thụ nhiều lượng sắn dư nhất có thể. Cùng chung chiến dịch giải cứu này chính là xưởng sản xuất của Caromi. Tất cả các sản phẩm ở đây đều làm hoàn toàn từ củ sắn, với độ tinh khiết 100%. Mặt hàng như Phở (bún) Sắn, Bánh Tráng Sắn chất lượng tuyệt hảo đều rất được ưa chuộng. Nếu có dịp, xin mời mọi người thưởng thức thử, đặc sản độc đáo này nhé!
Có thể còn có rất nhiều cửa ngỏ cho cây sắn! Chia sẻ với chúng tôi ngay ý tưởng của các bạn, vì biết đâu sẽ đóng góp rất lớn cho cộng đồng đó.