Sắn từ lâu đã trở thành một trong năm loại cây lương thực chủ chốt của Việt Nam. Được trồng khắp các tỉnh dọc dải đất hình chữ S, nhưng đâu mới là nơi có chất lượng săn tốt nhất? Hãy theo chân chúng tôi để biết được điều đó ngay dưới đây.
Được trồng cách đây khoảng 5000 năm, nhưng cho đến giữa thế kỷ thứ 18 cây sắn mới du nhập vào Việt Nam. Trong số các loại cây lương thực thì sắn được coi là loại cây dễ trồng và bền gan nhất. Chúng có thể phát triển được trên những vùng đất khắc nghiệt mà không loại cây nào bì kịp. Điều kiện tốt để cây sắn sinh trưởng và phát triển là ánh sáng cho đất trung bình , thoát nước tốt, độ pH 4,5 – 7,5.
Là cây trồng thích nghi với điều kiện bán khô hạn, sắn cần độ ẩm của đất đầy đủ chủ yếu trong quá trình trồng, sau khi đã nảy mầm có thể chịu được nhiều tháng khô hạn. Nhưng muốn thu hoạch được những củ sắn có chất lượng tốt nhất thì cần có điều kiện nào?
1. Vùng đất tốt nhất
Đất giàu dinh dưỡng với các thành phần khoáng chất cao sẽ là điều kiện lý tưởng để cây sắn phát triển. Với điều kiện tiên quyết là độ ẩm vừa phải tới hơi khô và ít bị tích nước. Ở những vùng ngập nước sẵn sẽ dễ bị úng và hư hại. Bởi vậy vùng trung du, đồi nối được coi là vùng đất vàng cho sắn phát triển. Là loại củ hấp thu nhiều dinh dưỡng từ đất những củ sắn khi thu hoạch vì thế rất giàu các loại khoáng chất.
2. Nơi nhiều nắng nhất
Sắn là cây ưa nắng và có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt. Không giống các loại cây hoa màu thông thường, sắn cần ít công chăm sóc và tưới tắm. Tại một số vùng, bà con thậm chí chỉ chăm bón chúng ở giai đoạn đầu và chờ cho tới khi thu hoạch. Tùy theo vùng thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu mà người nông dân sẽ gieo trồng sắn.
Ở giai đoạn đầu khi mới xuống đất, thân sắn sẽ cần đất với độ ẩm cao để dễ nảy mầm. Nông dân ở miền Bắc thường trồng sắn vào cuối vụ đông, khi mưa xuân bắt đầu. Trong khi miền trung lại trồng vào tháng 1-2, thì tại Tây Nguyên, người ta gieo trồng chủ yếu vào tháng 4-5 khi đất đã ẩm. Đến khi cây mọc đủ khỏe, sắn thực sự sẽ không cần nhiều nước. Chúng có thể thuận lợi sinh trưởng và phát triển ở vùng đất nhiều nắng, thậm chí là thiên về khô hạn.
3. Không can thiệp bằng phân bón hóa học
Phân bón hóa học thực sự chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu trong nông nghiệp. Ngày nay các loại phân hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng. Cây sắn cũng tương tự như vậy. Thậm chí nếu quá nhiều phân có thể kìm hãm sự phát triển của cả cây và củ sắn. Điều kiện lý tưởng nhất là ít sử dụng phân bón hóa học vào gieo trồng. Thay thế thế bằng các loại phân hữu cơ, chất mùn và xơ có sẵn để bổ sung cho đất.
Kết luận
Như vậy chỉ cần nhìn 3 điều kiện này, độc giả đã dễ dàng hình dung ra được vùng đất nào là nơi lý tưởng cho cây sắn. Tây Nguyên sở hữu sản lượng sắn và chất lượng sắn dẫn đầu cả nước. Với địa hỉnh chủ yếu đất đồi núi dốc các loại cây bụi thấp như sắn chuối được ưa trồng cho năng suất cao.
Cũng chính nhờ đó chúng tôi chọn sắn Tây Nguyên để sản xuất thực phẩm. Sắn Gia Lai Kon Tum góp phần tạo nên những sản phẩm ý nghĩa, chất lượng đặc biệt.