Đã từ lâu lắm, cả những người già nhất làng tôi cũng không nhớ được bánh tráng sắn có từ bao giờ. Vùng đất Quế Sơn ruộng kề chân núi, đất đai cằn cỗi chỉ có cây sắn là trụ được. Những năm chiến tranh đói kém, sắn trở thành cứu cánh của người dân nơi đây. Trong cái khó ló cái khôn, hết luộc hấp người ta lại đem sắn đi độn cơm, xay bột làm bánh,… Nhưng công phu và ngon nhất phải kể đến Bánh Tráng Sắn.
Cách để làm ra được tấm bánh tráng sắn vô cùng kỳ công. Những củ sắn mập mạp xử lý kỹ càng bởi những người thợ lành nghề chắt lọc nhiều lần mới cho ra được phần tinh túy nhất. Bột đạt sẽ được hấp chín dựa trên phương pháp truyền thống, hoàn toàn tự nhiên không bỏ phụ gia cũng chẳng phẩm màu hay chất bảo quản nào. Thành quả là những tấm bánh tráng có độ dày mỏng vừa phải, màu vàng nhẹ với hương thơm dìu dịu nằm phơi mình dưới nắng mặt trời óng ả. Bánh khô được thu về, gom và đóng gói kỹ càng để dùng được lâu.
Khác với tất cả các loại khác, Bánh tráng sắn của Caromi là loại duy nhất làm hoàn toàn từ củ sắn (khoai mì) nên rất dẻo dai thơm ngon và lành tính.
Nhờ làm bằng phương pháp truyền thống nên giữ nguyên được chất xơ tốt và bột đường khỏe mạnh. Chất xơ trong bánh tráng sắn là chất xơ không hòa tan, làm giảm cảm giác thèm ăn, phù hợp với người cần ăn kiêng hoặc muốn kiểm soát cân nặng. Bánh sắn đem nhúng nước một lát vớt để ráo, dùng cuốn cá nục rau muống hoặc cuốn thịt heo rau sống chấm chút mắm cái ăn dai bùi, mặn mòi ngon khó cưỡng.
Là món ăn của chắt chiu và sáng tạo của người Quảng, thế nhưng Bánh tráng sắn mộc mạc lại vô cùng phù hợp với nhu cầu ẩm thực hiện đại. Chay mặn đều dùng được, ăn một lần là thương là nhớ!