Bánh tráng – Phát minh vĩ đại của người Việt

Bánh tráng - phát minh vĩ đại của Người Việt mình

Nói đến tinh hoa ẩm thực Việt, người ta hay nhớ đến phở với nước dùng cầu kỳ, bánh mì thịt với màu sắc văn hóa đa dạng. Nhưng những nguyên liệu bình dân ngày nào cũng ăn – vì thiếu chúng – một loạt đặc sản dường như mất nửa linh hồn. Và bánh tráng chính là ví dụ điển hình. 

Tên gọi bánh tráng

Cái tên này có xuất xứ từ Miền Nam. Sở dĩ gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Đôi khi được gọi là bánh đa. Thực ra ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng. Cho đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.

Cách làm

Được làm từ thành phần chính là bột gạo và bột sắn pha loãng. Sau khi bột đạt đem tráng lên bề mặt nồi và hấp chín rồi đem phơi nắng cho khô. Bánh nếu được làm kỹ phơi khô và đóng gói cẩn thận có thể dùng được rất lâu.

Nguồn gốc ra đời

Hiện nay có 2 ý kiến về nguồn gốc của loại bánh này…

Điển cố thứ nhất. Nhà nghiên cứu Minh Chánh đặt giả thuyết là bánh tráng có từ đời nhà Trần. Bắt đầu từ việc Trần Nhân Tông gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân để lấy hai Châu Ô và Rí. Sau đó nhà Trần phát triển vào thành Đồ Bàn (là kinh đô của nước Chăm thời đó) hiện nay nằm trong địa bàn tỉnh Bình Định. Trước khi rút quân, vua Chăm đã ếm bùa trong tất cả nguồn thức ăn, nước uống, dân ngoài Bắc di cư vào Bình Định thời đó ăn, uống đều bị thổ tả. Sau đó, người dân phải sử dụng bùa của Thái Thượng Lão Quân để trừ, trước khi ăn phải vẽ bùa vào giấy và đốt. Sau này, người ta thấy nhiêu khê quá nên sáng tạo ra chiếc bánh tráng.

Điển cố thứ nhì


Trong những nguyên nhân đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) ngoài những yếu tố chiến lược, chiến thuật, tài dùng binh của Nguyễn Huệ, sức tấn công chớp nhoáng của nghĩa quân Tây Sơn… còn phải kể đến một yếu tố. Đó là vấn đề hậu cần mà cụ thể là lương thực. Với một đoạn đường dài gần 650km từ Phú Xuân đến Thăng Long, cả một đạo quân khổng lồ, không thể hành quân làm nên chiến thắng nếu vấn đề lương thực không đảm bảo. Người ta đã phát hiện rằng: để tăng cường sức cơ động, trên đường hành quân nghĩa quân Tây Sơn rất hạn chế việc nấu nướng mà dùng một thứ lương khô được chế biến đặc biệt có thể vừa ăn vừa đi đánh giặc. Đó là bánh tráng.

Phân loại

Về cơ bản dựa vào độ dày và mục đích sử dụng người ta có thể phân thành 3 loại. Loại bánh có độ dày nhất thường sẽ dùng đem đi nướng nên gọi là bánh tráng nướng hay bánh đa nướng. Loại có độ dày vừa phải đem đi nhúng nước và dùng cuốn gỏ. Và loại mỏng nhất dẽ dùng cuốn ram/nem/chả chiên.

Kết luận

Bánh tráng bản chất có thể ăn không được. Từ xa xưa, đây là món ăn nhâm nhi như snack ngày nay vậy. Bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh tráng sắn cuốn tôm thịt, nem rán…. Đây còn là nguyên liệu có mặt nhiều nhất trong các “hot trend” ẩm thực của giới trẻ. Đầu tiên phải kể đến bánh tráng trộn, tới tráng nướng Đà Lạt thơm lừng, rồi bánh cuốn bơ béo ngậy. Những món ăn mà chỉ cần nhắc tới thôi nước miếng đã tuôn trào.

Dù là theo tích nào thì cho tới nay, loại bánh này có tuổi đời không hề nhỏ. Và phải công nhận đây là một phát minh để đời của người Việt mình. Bởi từ đây, người ta có thể sáng tạo ra vô vàn những món ăn ngon, độc lạ đầy hấp dẫn.

Categories: Blog