Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt. Phần nhiều đều nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Hãy cùng chúng mình điểm qua những phong tục truyền thống đẹp của người Việt trong dịp Tết này nào!
1. Lễ cúng ông Công, ông Táo
Tương truyền rằng, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm 3 vị Táo Công sẽ cưỡi cá chép lên trầu thiên đình. Tại đây, các ngài sẽ báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Nên tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá chép vàng hóa đưa các vị về trời.
2. Gói bánh chưng
Từ thời Hùng Vương thứ 18 bánh Chưng đã trở thành món không thể thiếu tỏng ngày tết ta. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết. Cả nhà sẽ quây quần bên nhau vừa gói bánh vừa tíu tít nói chuyện của 1 năm qua. Bánh Chưng cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.
3. Sắm hoa dịp Tết
Như một lẽ thường tình, hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam, hoa cúc miền Trung. Hễ thấy mai đào hé nụ là nghe không khí tết tràn về. Chúng là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.
4. Thờ mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau. Tuy vậy, truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau. Chúng được đặt trên bàn thờ tổ tiên, mâm ngũ quả gửi gắm tấm lòng gia chủ. Qua đó cũng là cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
5. Lau dọn nhà cửa
Trước dịp Tết cổ truyền Việt Nam, việc dọn dẹp nhà cửa được “mặc định” là bắt buộc. Việc làm này còn ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
6. Thăm mộ tổ tiên
Một điều không thể thiếu trước thềm năm mới đó trang hoàng làm sạch mộ tổ tiên. Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Nó được coi là thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
7. Cúng tất niên
Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
Đến đây, chúng ta đã điểm qua 7 phong tục tết cổ truyền không thể thiếu của người Việt. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập tới bạn đọc 6 phong tục còn lại. Hi vọng độc giả sẽ thấm nhuần nét đẹp văn hóa và đón một cái tết đoàn viên đầm ấm.
(Theo: quantrimang.com)