Cách Xử Lý Độc Tố Trong Củ Sắn (Củ Khoai Mì) An Toàn Tại Nhà

Củ sắn nên được xử lý độc tố hoàn toàn trước khi sử dụng

Củ sắn (hay còn gọi là củ khoai mì) là món ăn dân dã quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sắn có chứa độc tố cyanide, có thể gây ngộ độc nếu không được xử lý đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách xử lý độc tố trong củ sắn an toàn để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Tại sao củ sắn có độc?

Củ sắn chứa một hợp chất tự nhiên gọi là linamarin, khi phân hủy sẽ tạo ra hydro cyanide (HCN) – một loại chất độc mạnh. Lượng cyanide cao có thể gây ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như:

  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Khó thở, co giật
  • Nặng hơn có thể gây tử vong nếu ăn sắn sống hoặc chưa chín kỹ
Lưu ý: Sắn đắng chứa nhiều độc tố hơn sắn ngọt và cần được xử lý cẩn thận hơn.

Cách xử lý độc tố trong củ sắn hiệu quả

1. Gọt vỏ và cắt khúc

Để loại bỏ độc tố trong củ sắn hãy gọt sạch lớp vỏ nâu và phần vỏ hồng bên trong. Lớp nhựa (mủ) đắng tập trung chủ yếu tại phần vỏ gỗ và lớp bọc này. Sau khi gọt vỏ làm sạch, việc cắt sắn thành từng khúc ngắn sẽ giúp dễ xử lý và loại bỏ độc tố hơn.

2. Ngâm nước sạch qua đêm

Một bước không thể thiếu để loại bỏ xyanua (HCN) trong sắn đó là ngâm nước. HCN là một chất dễ bay hơi và hòa tan trong nước. Thời gian ngâm nước lý tưởng nằm trong khoảng 4–6 tiếng, thậm chí có thể ngâm qua đêm. Khi ngâm có thể thêm chút muối để trung hòa độc tố. Sau khi ngâm hãy rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, việc này giúp loại bỏ phần lớn độc tố trong củ sắn.

3. Luộc kỹ và mở nắp nồi khi nấu

Dù cho trên mạng có một số video quay cảnh ăn củ sắn sống nhưng việc này thực tế rất nguy hiểm. Luộc là cách để thưởng thức sắn vừa ngon vừa lành. Cần lưu ý thời gian sôi để luộc sắn nên ít nhất 30–45 phút. Trong khi nấu cần mở hé nắp vung nồi để hơi độc bay ra ngoài. Với nước luộc sắn tuyệt đối không dùng lại mà phải đổ bỏ. Nước cặn này chứa một lượng độc tố nhất định gây nguy hại đối với sức khỏe.

4. Phơi khô nếu làm sắn khô hoặc bột

Một phương pháp xử lý và bảo quản sắn được lâu đó là phơi khô hoặc nghiền bột. Sau khi loại bỏ vỏ người nông dân thường nạo mỏng hoặc cắt lát mỏng và phơi dưới nắng mặt trời nhiều ngày. Cách làm này tuy thủ công nhưng thực chất khá hữu hiệu để xyanua trong sắn bay hơi. Sắn sau phơi khô hoàn toàn có thể dùng rất lâu mà không bị ẩm mốc. Thường để tránh mối mọt sắn khô sẽ được lưu trữ trong bao tải nilon được cột kín. Người ta cũng có thể xay thành bột mịn khi có nhu cầu nấu ăn làm bánh hoặc sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi.

Các món ngon từ sắn sau khi xử lý đúng cách

Sau khi được xử lý an toàn, sắn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn:

  • Bánh khoai mì nướng
  • Chè khoai mì
  • Phở sắn
  • Bánh tráng sắn
  • Bánh chập chập
  • Bánh ít sắn
Sau khi xử lý độc tố trong củ sắn hoàn tất có thể làm nhiều loại bánh ngon từ bột sắn

Những điều cần tránh khi ăn sắn

Một vài lưu ý tuyệt đối cần tránh để không bao giờ bị ngộ độc khi ăn sắn. Điều đầu tiêu là Không ăn sắn sống hoặc chưa luộc chín kỹ. Cũng không nên ăn sắn khi đói bụng để tránh cồn ruột. Nước luộc sắn phải bỏ đi không nên dùng lại để nấu ăn tránh những hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, bà bầu và trẻ sơ sinh bụng dạ kém nên bỏ qua sắn trong khẩu phần ăn. Những người bị dị ứng với sắn cũng nên lưu ý điều này.

Kết luận

Việc xử lý độc tố trong củ sắn đúng cách là bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng loại thực phẩm quen thuộc này. Hãy áp dụng các bước trên để loại bỏ hoàn toàn độc tố cyanide và thưởng thức các món ăn từ sắn một cách an toàn! Bạn biết phương pháp khác để loại bỏ xyanu trong sắn? Hãy để lại bình luận chia sẻ với độc giả nheng!

Categories: Blog