Lịch sử làng nghề ngót 100 tuổi ở Quảng Nam

            Từ lâu, sắn (khoai mì) đã gắn bó và trở thành một loại lương thực không thể thiếu của người dân Quế Sơn.  Ở phía nam Quảng Nam, người dân gọi củ sắn là khoai xiêm còn ở phía bắc Quảng Nam thì gọi là khoai mì. Từ tinh bột sắn bà con đã chế biến thành nhiều món ăn ngon lạ, hấp dẫn. Đơn cử những khoái khẩu như: bánh ít sắn, bánh trôi nước (bánh chập chập), bánh tráng sắn … Đặc biệt trong đó có món bún phở sắn, một sáng tạo độc đáo về ẩm thực của bà con làng quê Quế Sơn. Nghề làm bún phở sắn theo đó được phát huy và trở thành làng nghề truyền thống phổ biến hiện nay trên địa bàn của huyện Quế Sơn.
Nghề làm phở sắn với lịch sử hơn 100 năm tuổi

Làng nghề trong sử sách

Theo tài liệu do Hội Folklore thuộc Viện Viễn đông Bác cổ Pháp điều tra năm 1927 tại Quảng Nam, ở làng Cang Đông, làng Gia Cát và làng Lộc Thượng, Tổng Thuận An, huyện Quế Sơn (nay thuộc thôn Thuận An, thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn) có ghi rõ nơi đây có nghề trồng sắn, người dân chế biến bún/phở sắn đem bán khắp nơi trong Tỉnh (tài liệu viết bằng chữ Hán, chữ Pháp hiện lưu trữ tại Trung tâm Khoa học Xã hội – Viện hàm lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Đồng thời, trong tài liệu “Quảng Nam xã chí” được lưu trữ tại Viện Hán Nôm Tài liệu bao gồm các bản điều tra năm 1931 theo 11 đề mục về địa chí làng xã, di sản Hán Nôm, phong tục, điền thổ, thờ cúng, đình làng, sắc phong, lễ hội, cổ tích, địa đồ ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trong tài liệu này, ở mục “Công nghệ và thổ sản” ở Tổng Thuận An và Tổng Xuân Phú có viết “Người dân đã chế biến sắn để làm thành bún sắn, các thương lái lên đây mua về đem đi bán ở các chợ” (Tài liệu chép tay – Ký hiệu AJ 23/1 đến AJ 23/8 – Lưu trữ tại Thư viện Viện Hán Nôm” (Nhà Nghiên cứu Lịch sử_ Tôn Thất Hướng)

Theo các bậc cao niên:

Bún phở sắn Quế Sơn bắt đầu phát triển vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, nhưng do chiến tranh loạn lạc và các yếu tố xã hội khác tác động nên mãi đến giữa thập niên 80, nghề này mới được khởi động trở lại ở sáu xã trung du của huyện Quế Sơn như: Quế Châu, thị trấn Đông Phú, Quế Thuận, Quế Minh, Quế Long, Quế Phong.

Sở dĩ nhờ vào điều kiện tự nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng và vị trí địa lý thuận lợi, đồng thời tập quán văn hóa lâu đời của bà con nơi đây đã tạo nên nguồn nguyên liệu củ sắn mang những nét đặc trưng riêng của vùng miền, đặc biệt nhờ sự áp dụng khoa học công nghệ sản xuất, cùng với bí quyết nghề mà đặc sản bún phở sắn Đông Phú được mệnh danh là “dân dã, mộc mạc nhưng ngon tuyệt”.

Công nhận làng nghề truyền thống

Chính vì vậy, ngày 24.9.2013, UBND Tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2909/QĐ-UBND về việc công nhận làng nghề phở sắn Đông Phú- Huyện Quế Sơn là Làng nghề của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, UBND huyện Quế Sơn đã hướng dẫn Làng nghề phở sắn Đông Phú đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu tập thể “ĐÔNG PHÚ” cho sản phẩm bún phở sắn theo giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ số 254 ngày 23/04/2009.

Kế thừa và phát triển

Nghề làm phở sắn thực ra cũng lắm công phu. Từ 3-4 giờ sáng là các cô các bác đã lục tục gọi nhau dậy chắt lọc, nấu bột để kéo phở. Vất vả nhưng thu nhập lại không được bao nhiêu. Bởi vậy ngày nay làng nghề truyền thống chỉ còn lại 3 hộ làm phở. Nguy cơ biến mất của 1 làng nghề, một nét ẩm thực độc đáo trong lòng miền Trung ngày một hiển hiện.

Sự ra đời của dự án Phở Sắn Caromi đã đánh dấu một bước ngoặt mới. Kếthừa những tinh túy và không ngừng cải biến kỹ thuật để người làng nghề ít vất vả hơn. Các ứng dụng khoa học kỹ thuật đã chuẩn hóa và nâng cao chất lượng phở. Từ đây sản phẩm hoàn thiện hơn, vươn ra khỏi lũy tre làng tới khắp các tỉnh dọc dải đất hình chữ S. Có dịp xin mời du khách ghé thăm để lắng nghe câu chuyện và thưởng thức món phở độc đáo có 102 này.

Categories: Blog