Slowfood – xu thế không dành cho người tụt hậu

Trong khi nhiều người hay nhắc đến “fastfood” – thức ăn nhanh như một giải pháp cho việc ăn nhanh gọn và tiện lợi thì cũng không ít người trung thành với “slowfood” – thức ăn chậm như là một hướng tiêu thụ thực phẩm lành mạnh và an toàn.

Xuất phát điểm

Khởi nguyên từ cái nôi của nền văn hóa châu Âu vào năm 1986 do Carlo Petrini khởi sướng.  Slow food nhanh chóng trở thành một trào lưu ẩm thực quốc tếđược ưa chuộng. Tới thời điểm hiện tại, Slow food có hơn 100 nghìn thành viên tại 153 quốc gia trên thế giới. Người sành ăn, người quan tâm tới sức khỏe và người có đời sống cao chiếm trọn số đó.

Nguồn gốc ra đời

Không thể không đề cập tới nguyên nhân ra đời của tổ chức này. Tại châu Âu nói chung và Italia nói riêng, thập niên 80 đánh dấu sự bùng nổ của Fastfood – chuỗi thức ăn nhanh từ Mĩ. Trào lưu hướng người dùng tới những loại thức ăn nhanh được chế biến sẵn. Có thể coi là sản phẩm của cuộc sống hiện đại, khi con người ngày càng có ít thời gian để ăn uống và thư giãn. Nhiều người ưu chuộng thức ăn chớp nhoáng, tiết kiệm thời gian để làm việc, học tập, vui chơi. Fastfood được ngầm hiểu không chỉ là ăn nhanh, mà còn là sống nhanh.

Đi ngược lại trào lưu này là Slowfood. Nếu chịu khó để ý một chút, bạn sẽ dễ dàng nhận diện một cửa hàng Slowfood. Đó là nhờ logo hình chú ốc sên – biểu tượng của slowfood.

Logo Ốc Sên trào lưu ẩm thực Slowfood
Một trong những logo Ốc Sên đại diện của trào lưu ẩm thực Slowfood

Bản chất của Slowfood

Giống như tên gọi của mình Slowfood là ăn chậm và sống chậm. Slowfood hướng con người tới lối sống lành mạnh bằng việc tiêu thụ các thực phẩm sạch tại địa phương. Nhất là các sản phẩm được sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện với cả tự nhiên lẫn con người.

Trong khi “fastfood” là sản phẩm của công nghệ chế biến thực phẩm siêu tốc. Thì “slowfood” hấp dẫn vì mang lại cảm giác an toàn. Bởi các cơ sở nông nghiệp không dùng biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng hay biến đổi thời vụ, không dùng hóa chất độc hại để tăng tốc các quá trình chế biến thực phẩm mà áp dụng các công thức cấy trồng, chăn nuôi và chế biến thực phẩm dựa theo các quy luật thiên nhiên và tôn trọng môi trường. Slowfood hướng người dùng tới việc ăn chậm, sống chậm và nâng niu những giá trị truyền thống trong ẩm thực.

Người xưa có câu, nhai kỹ no lâu, không phải không có cái lý của nó. Việc nhai chậm và kỹ giúp việc tiêu hóa dễ dàng và hiệu quả hơn. Vừa giảm thiểu các căn bệnh liên quan tới đường ruột vừa mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho cơ thể sau mỗi bữa ăn. Việc lựa chọn các nguyên liệu sạch, tự nhiên để chế biến cũng là một khâu không thể bỏ qua. May mắn thay, phở sắn của Caromi lại chính là một món thực phẩm như vậy. Slowfood, hay là trở về cội nguồn khiến người ta sống lắng lại, trân trọng cơ thể mình hơn. Có thể coi đây là lối hưởng thụ lành mạnh để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bạn nghĩ sao về Slowfood? Sau những ngày chìm trong Fastfood, liệu bạn có muốn quay trở về nếm các món dân dã thiên nhiên của Slowfood? Chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của bạn trong mục bình luận dưới đây nhé!

 

Categories: Blog